MỨC ĐỘ ĐỘC HẠI CỦA CÁC THÀNH PHẦN THƯỜNG THẤY TRONG KEM NỀN (FOUNDATION)







Đúng ra thì mình không phải là đứa lúc nào cũng đau đáu lo sợ về các thành phần độc hại trong mỹ phẩm, nói thế thì cũng không phải là cứ dùng tràn lan, vớ gì dùng đấy. Do da của mình thuộc thể loại đỏng đảnh, cái gì cũng có thể bị kích ứng và mụn bọc nổi lên, vì thế công cuộc tìm kiếm được các dòng mỹ phẩm phù hợp luôn gian nan và tốn kém. Hiện nay theo mình thì có một số quan điểm lựa chọn mỹ phẩm thường thấy của các bạn khá am hiểu về mỹ phẩm thế này (không tính các bạn mua gì dùng đấy hay mua theo trào lưu nhé):
1. Chỉ chuộng đồ thiên nhiên, lành tính và được cho là ít độc hại cho cơ thể. Thường so sánh, tìm tòi và nghiên cứu khá kỹ thành phần trước khi mua bất cứ món nào. Đồ trang điểm thì chỉ dùng mỹ phẩm khoáng, đồ dưỡng da thì chỉ có Organic mà thôi.
2. Chuộng sự an toàn khi dùng mỹ phẩm không phải bởi thành phần mà bởi uy tín của thương hiệu. Nhóm này thiên về chuộng các đồ cao cấp, hàng hiệu như: Chanel, Dior, SKII, Guerlain ... Dĩ nhiên là sẽ có mâu thuẫn ở đây, dù là thương hiệu đẳng cấp và tên tuổi lẫy lừng nhưng các hãng nói trên vẫn là mỹ phẩm truyền thống và nếu thế thì theo quan điểm của “phe Organic” các dòng mỹ phẩm trên đầy rẫy các “độc chất” và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, dù tiền mất nhiều nhưng tật vẫn mang. Đấy là quan điểm của “phe Organic”, còn với phe “Hàng hiệu” thì lập luận rằng khi các thương hiệu có uy tín hàng trăm năm và đã tạo được niềm tin cũng như đẳng cấp trên thị trường, họ đã nghiên cứu, phát minh và sáng tạo ra thì phải đảm bảo sự an toàn cho khách hàng. Các thành phần được cho là “độc hại” có chăng thì với hàm lượng thấp nên không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
3. Quan điểm cuối cùng là trung hòa cả hai, Organic cũng dùng và truyền thống cũng dùng, lựa chọn theo tiêu chí kinh nghiệm bản thâm. Cứ cái nào sử dụng thấy tốt thì dùng, da dẻ đẹp lên (với đồ dưỡng) và không làm da xấu đi theo thời gian sử dụng, không gây kích ứng (với đồ trang điểm) thì dùng.
Mình thì thuộc trường phái thứ 3, nhưng do mấy lần kích ứng với đồ Organic rồi nên giờ nghĩ đến mua Organic là cũng hơi hãi hãi, chỉ sợ mua về không dùng được thì xót tiền lắm lắm.
Hôm nay mình xin tổng hợp lại một số chất được cho là có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thường thấy trong kem nền và xếp theo thứ tự độ nguy hại giảm dần. Cái này là do mình sưu tầm trên trang web chuyên đánh giá mức độ nguy hại của mỹ phẩm có tên là ewg.org , nếu có thời gian các bạn có thể vào trang này và tìm hiểu.
Lý giải thêm một chút, tại sao lại là kem nền mà không phải những loại khác. Đơn giản vì kem nền gần như là một sản phẩm trang điểm được chị em đầu tư nhất, quan tâm nhất và cũng trực tiếp ảnh hưởng nhất đến làn da của chúng ta. Khi chúng ta bôi một loại kem nền được cho là ít thành phần độc hại thì bản thân ta thấy yên tâm hơn, mặc dù dưới lớp kem nền đó ta có dùng vài lớp kem dưỡng đi nữa thì cái cảm giác đang trát các chất độc hại lên da cũng không dễ chịu mấy.
Sau đây là danh mục và thứ tự các chất:
Mức độ 8:
               FRAGRANCE;
               RETINOL (VITAMIN A)
               RETINYL PALMITATE (VITAMIN A PALMITATE)
Mức độ 7:
                OXYBENZONE
                PROPYLPARABEN;
                BUTYLPHENYL;
                METHYLPROPIONAL;
                BENZYL SALICYLATE;
               GERANIOL;
Mức độ 6:
             OCTINOXATE
             BHT;
             BENZYL BENZOATE;
             LIMONENE;
Mức độ 5:
            ALPHA-ISOMETHYL IONONE;
            SD ALCOHOL 40
            CITRONELLOL;
            HEXYL CINNAMAL;
            LINALOOL;
Mức độ 4:
              METHYLPARABEN;
              PHENOXYETHANOL;
Mức độ 3:
                 LECITHIN;
                 DIMETHICONE;
                 TALC;
                 PROPYLENE GLYCOL;
                 BIS-PEG/ PPG-14/ 14 DIMETHICONE;
                 CETYL PEG/ PPG-10/ 1 DIMETHICONE;
                 PEG/ PPG-20/ 15 DIMETHICONE;
                 ETHYLENE OXIDE,
                 1,4-DIOXANE;
                 TOCOPHERYL ACETATE;
                 POLYSORBATE-60
Mình chỉ xin liệt kê đến các chất ở Mức độ 3 thôi, còn mức độ 0, 1, 2 thì được gọi là quá an toàn rồi. và dĩ nhiên các chất trên chỉ là những chất chúng ta hay gặp, chứ liệt kê hết chắc mình tẩu hỏa nhập ma (mà cũng chả ai hơi đâu mà đọ được nhiều chất thế, chắc điên mất).
Đọc cái danh sách trên thì mới thấy là quan điểm vè mỹ phẩm truyền thống và Organic trái ngược khá nhiều. Rất nhiều chất được coi là thành phần hoạt tính đối với mỹ phẩm truyền thống thì lại bị coi là nguy hại mức độ rất cao (cấp 7, 8) trong danh sách này.
Đơn cử như Retinol (Vitamin A), một chất được nhiều bác sĩ da liễu kê cho bệnh nhân có các vấn đề về da, được coi như thần dược của tây y về da thì nguy hại ở cấp độ 8. Còn những chất chúng ta hay sợ, rồi các hãng hay nói Free này nọ để chứng tỏ sự an toàn của sản phẩm của mình (bôi màu xanh dương ạ) thì lại chỉ nguy hại ở cấp độ 3 mà thôi.
Như vậy để thấy rằng, việc hại hay không hại hiện nay còn là vấn đề rất tranh cãi, cho nên tin và nghe theo trường phái nào là tùy bạn, tùy cảm nhận của chúng ta. Càng nghiên cứu thì càng mù mờ và rối thôi.
Thế nên mình vẫn muốn nói đi nói lại rằng, không phải ai cả mà chính cơ thể ta, chính chúng ta hiểu chúng ta nhất. Cho nên hãy tự dùng, tự thử nghiệm (mình không xui làm chuột bạch nhé) một cách có kiến thức để rồi lựa chọn được phương pháp dưỡng da tốt nhất cho chúng ta.

2 nhận xét

em không tin cái trang đó lắm :-?

Uh chị cũng thấy trang đó lởm loửm thế nào ý, chắc mấy hãng mỹ phẩm Organic chống lưng cho nó chăng để lăng xê bán đc hàng.
Đọc nhiều tài liệu chuyên ngành veed da liễu thì thấy nhiều chất không đến nỗi độc hại như mình tưởng. Quan điểm của y học về da liễu khác nhiều với cái Organic em ạ.
Túm lại là ở mình thôi hihi


Trang Fanpage của Blogger

Sơ qua về bản thân:

  • Tên: Phương Dung; Tuổi: 41
  • Nghề nghiệp: Kỹ sư xây dựng, ThS Quản lý Đô thị
  • Sở thích: trang điểm và đọc sách, đánh bóng bàn, nhảy Zumba
  • Loại da: hỗn hợp dầu, nhạy cảm dễ lên mụn
  • Màu da: Sáng đến trắng, các hãng nền thường dùng màu sáng nhất hoặc sáng thứ 2 trong dãy